Địa điểm Hạ Long

Kinh nghiệm du lịch chùa Long Tiên Hạ Long lễ Phật CHI TIẾT NHẤT

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Chùa Long Tiên Hạ Long một trong những chùa Quảng Ninh nổi tiếng đậm chất lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng. Dịp lễ tết nguyên đán sắp tới gần, người Việt thường hay có tập tục lễ Phật cầu may mắn, bình an,… Cùng DulichToday tìm hiểu địa danh này trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao nên đến chùa Long Tiên lễ Phật?

Quảng Ninh là ví như “thánh địa” của Phật Giáo, tỉnh thành này chứa đựng nhiều ngôi chùa, miếu nổi tiếng về độ linh thiêng và lâu đời. Nếu du khách đang thắc mắc tại sao nên dừng chân tại chùa Long Tiên để lễ Phật, hành hương thì có thể điểm qua vài lý do sau:

  • Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long, tọa lạc tại phố Long Tiên, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử cũng như thắng cảnh nổi tiếng. Nếu muốn cảm nhận rõ nét văn hóa, tín ngưỡng của người Việt nói chung và người dân bản địa Quảng Ninh nói riêng thì đây sẽ là điểm dừng chân lý tưởng mà bạn đang tìm kiếm.
Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long
Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long
  • Nằm ngay vị trí chân núi Bài Thơ, chùa Long Tiên có vị trí đẹp để ngắm vịnh Hạ Long. Đặc biệt là cực kỳ thích hợp cho các chuyến du xuân, chiêm bái.

2. Nên đến chùa Long Tiên vào dịp nào? Các lễ hội đặc biệt của Long Tiên

Cũng như nhiều đình chùa khác, du khách có thể đến chùa Long Tiên Quảng Ninh vào bất kỳ thời điểm trong năm mà bạn thích. Nếu muốn cảm nhận rõ cái tĩnh lặng, nhẹ nhàng của chùa, thì du khách nên đi du lịch vào mùa thấp điểm từ tháng 5 – tháng 12.

Ngược lại nếu muốn hòa mình vào không khí nhộn nhịp, sôi nổi thì nên đến vào các mùa lễ hội, tết,.. lượng du khách đến chùa sẽ rất đông, mặc dù việc di chuyển, đi lại có phần khó khăn, chen lấn. Nhưng đây cũng là cách hay để cảm nhận được văn hóa, đời sống của chùa.

Thả đèn hoa đăng trong lễ hội Phật Đản tại chùa Long Tiên Hạ Long
Thả đèn hoa đăng trong lễ hội Phật Đản tại chùa Long Tiên Hạ Long

Một vài lễ hội đặc biệt của chùa Long Tiên không thể không nhắc đến như:

Lễ hội Thông tin
Lễ hội chùa Long Tiên
  • Thời gian diễn ra: 24/3 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm tổ chức: Chùa Long Tiên
  • Là lễ hội gắn liền với chùa, thu hút nhiều Phật tử trên khắp cả nước đến hành hương, chiêm bái, cầu mong những điều may mắn đến với gia đình, xua đuổi điều xấu, xám hối tội lỗi trong năm… Ý nghĩa của lễ hội là hướng đến tâm linh, văn hóa, giúp con người tĩnh tâm, an lạc hơn trong suy nghĩ, lối sống.
  • Một số hoạt động diễn trong lễ hội là lễ rước kiệu bài vị Đức Ông, cờ tướng, đấu vật, hát chầu văn, diễn chèo…
Những lễ hội Phật Giáo khác trong năm như lễ hội Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Nguyên Tiêu,..
  • Thời gian diễn ra: Các ngày lễ theo truyền thống 
  • Địa điểm tổ chức: Chùa Long Tiên

Dựa vào mỗi ngày lễ mà mang ý nghĩa riêng. Ví dụ đối với lễ Vu Lan thì hướng đến nguồn gốc “Uống nước nhớ nguồn”, con cái đến làm việc thiện để tích đức cho các bậc sinh thành hay lễ hội Phật Đản là ngày kỷ niệm Phật sinh ra đời,… Chủ yếu là dân bản địa tới lễ bái.

 3. Chùa ở đâu? Hướng dẫn cách đi, giá vé

  • Địa chỉ: Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
  • Nhận chỉ đường đến chùa Long Tiên
  • Giờ mở cửa: Cả ngày

Tọa lạc tại vị trí đắc địa tại phố Long Tiên, ngay vị trí chân núi Bài Thơ, du khách dễ dàng di chuyển đến chùa mà không gặp khó khăn gì. Xung quanh chùa được bao bọc nhiều cây xanh, núi non trùng điệp, mở ra phong cảnh cực kỳ hữu tình.

Khi có ý định du lịch chùa Long Tiên, du khách nên xem xét kỹ cách di chuyển, để tránh mất thời gian, cụ thể:

Từ Hà Nội: Tùy vào phương tiện mà du khách lựa chọn mà tuyến hành trình đến chùa Long Tiên sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.

  • Nếu di chuyển bằng xe khách, bạn nên đón xe xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên. Sau khi dừng tại bến xe Bãi Cháy, Hạ Long thì tiếp tục bắt taxi di chuyển trực tiếp đến chùa Long Tiên.
  • Nếu di chuyển bằng xe máy, bạn có thể đi theo lộ trình sau: Hà Nội -> Ngã ba Sài Đồng -> Bắc Ninh. Sau đó đi theo quốc lộ 18 đến Phả Lại -> Chí Linh -> Đông Triều -> Uông Bí -> Hạ Long.

Từ trung tâm thành phố Hạ Long quẹo vào đường Nguyễn Du, đi tầm 750m quẹo vào đường Lê Thánh Tông, sau đó cứ đi thẳng sẽ bắt gặp bãi đổ xe rạp Bạch Đằng. Du khách có thể dừng xe sau đó di chuyển theo các phương tiện khác để đến chùa Long Tiên.

Để di chuyển từ vịnh Hạ Long lên chùa, du khách bắt buộc phải đi đò qua sông. Có rất nhiều thuyền đò phục vụ du khách. Giá thuê đò dao động từ 100.000 vnđ/người, mỗi lần đi khoảng 10 người trở lên. Nếu đi theo đoàn đông sẽ tiết kiệm được chi phí hơn.

Di chuyển từ vịnh Hạ Long lên chùa Long Tiên
Di chuyển từ vịnh Hạ Long lên chùa Long Tiên

4. Hướng dẫn tham quan chùa Long Tiên Hạ Long

Là một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Quảng Ninh, sẽ rất khó khăn nếu du khách không lên lịch trình rõ ràng, vì bạn sẽ bỏ lỡ những điểm hành hương, tham quan.

Chùa Long Tiên Hạ Long được xây dựng vào năm 1941, mang đậm phong cách kiến trúc chùa chiền thời nhà Nguyễn. Trong đó có thể kể đến như kiểu chồng giường giá chiêng, họa tiết hoa văn rồng phượng, mái ngói cong vút ở 4 đầu.

Đứng từ xa, bạn dễ dàng nhận thấy tượng Phật Adida với tư thế ngồi. Dước gác chuông nổi bật với ba chữ – Long Tiên Tự. Hai bên là hai câu đối.

Chùa Long Tiên Hạ Long mang đậm phong cách kiến trúc chùa chiền thời nhà Nguyễn
Chùa Long Tiên Hạ Long mang đậm phong cách kiến trúc chùa chiền thời nhà Nguyễn

Trước khi vào chùa bạn sẽ bắt gặp cổng tam quan, gồm cửa Hữu, cửa Vô và cửa Đại. Thông thường người ta thường nói rằng khách vãn lai, hành hương muốn vào chùa nên đi vào hai lối nhỏ bên cạnh. Còn lối lớn ở giữa chỉ dành cho Đức Phật và những vị cao Tăng.

Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma – Tổ của Thiền Tông Trung Quốc và Việt Nam Bái Đường. Chính điện mang đậm kiến trúc theo kiểu chữ Đinh – nơi đây thờ nhiều vị tướng. Cung tả của chính điện thờ cha – thánh Trần Hưng Đạo. Cung bên hữu phối thờ mẹ – Vân Phương Thánh Mẫu.

tượng Bồ Đề Đạt Ma - Tổ của Thiền Tông Trung Quốc và Việt Nam
Tượng Bồ Đề Đạt Ma – Tổ của Thiền Tông Trung Quốc và Việt Nam

Nói cách khác thì chùa Long Tiên theo hệ phái Bắc Tông. Và là nơi an vị của Phật cũng như các vị tướng đời Trần có công với nước, với dân.

✅Lưu ý:

Thời điểm lý tưởng nhất để đến chùa Long Tiên là vào sáng sớm hoặc chiều tà. Vì phải di chuyển bằng đò để qua sông nên du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh yên ả, bình dị của chùa từ xa. Như mờ như ảo.

Trong trường hợp đi du xuân hay vào mùa lễ hội thì tốt nhất đi tầm trưa hoặc chiều tối. Như vậy sẽ đỡ đông đúc hơn

5. Đến Chùa Long Tiên cầu gì? Văn khấn tại chùa?

Tùy ý niệm của mỗi người khi đến chùa mà cầu thứ mình mong muốn. Có người thì cầu công danh sự nghiệp, có người lại cầu gia đạo bình an, cầu may mắn trong cuộc sống, học hành thành tài,… hay đơn giản là tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.

Hơn nữa người Việt ta thường có phong tục hành hương, chiêm bái vào đầu năm mới hay các mùa lễ hội lớn trong năm để cầu nguyện một năm mới lại nhiều điều vui vẻ. Nên dù bạn muốn cầu gì thì chùa Long Tiên điều là điểm đến lý tưởng dành cho bạn.

Đến Chùa Long Tiên cầu gì?
Đến Chùa Long Tiên cầu gì?

Cầu nguyện không chỉ nằm ở cái Tâm chân thành mà còn phải đúng “bài bản”, văn khấn thì lời cầu mới đến được “tai” của Đức Phật. Dưới đây là bài văn khấn tại chùa mà du khách có thể tham khảo thêm:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là ….

Ngụ tại: …..

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ….. (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hòa An Khang Thịnh Vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

6. Đồ lễ, một số vật dụng cần chuẩn bị

Dưới đây là một số gợi ý về các vật dụng bạn cần chuẩn bị trước khi đến chùa Long Tiên Hạ Long:

6.1 Các vật dụng cần chuẩn bị nếu bạn đi lễ, hành hương

Việc sắm sửa đồ đi lễ, hành hương là cực kỳ quan trọng, người đi lễ chùa nên sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, xôi chè,… Đặc biệt không sắm sửa lễ mặt như chả, giò, gà,..

Trong trường hợp sắm sửa lễ mặn thì chỉ đặt trong các khu vực Thánh Mẫu và tướng lĩnh thời nhà Trần mà thôi. Riêng với chính điện hay khu vực thờ Phật chỉ được đặt lễ chay đơn giản.

Hoa dùng để dâng lên Phật nên chọn hoa sen, hoa hồng, cúc, hoa mẫu đơn hoặc hoa ngâu. Không chọn các loại hoa tạp nham, hoa dại. Bên cạnh đó cũng không đặt vàng mã hay tiền âm phủ trên bàn thờ Phật, Bồ Tát. Đối với tiền thật thì tốt nhất nên cho vào hòm công đức.

Hoa dùng để dâng lên Phật nên chọn hoa sen, hoa hồng, cúc, hoa mẫu đơn
Hoa dùng để dâng lên Phật nên chọn hoa sen, hoa hồng, cúc, hoa mẫu đơn

6.2 Đối với khách thăm quan vãn cảnh

Chủ yếu là hướng đến việc tham quan, du lịch nên việc hành hương, chiêm bái cũng đơn giản, đỡ cầu kỳ hơn. Du khách có thể thắp hương hoặc lạy tại khu vực chính điện hay ngồi nghe thiền đều rất tốt.

7. Tour du lịch chùa Long Tiên

Nếu du khách lo ngại việc di chuyển, đi lại thì mua tour sẽ là giải pháp dành cho bạn. Là một trong những điểm hành hương, chiêm bái lớn tại tỉnh Quảng Ninh, nên rất nhiều công ty mở tour hành trình khám phá địa danh này. Trong đó có thể kể đến như:

Tour Thông tin
Hà Nội – Chùa Ba Vàng – Chùa Long Tiên
  • Giá: Liên hệ
  • Thời gian: 1 ngày
  • Loại tour: Du lịch, tham quan
Hà Nội – Cửa Ông – Chùa Cái Bầu – Chùa Long Tiên – Yên Tử
  • Giá: 990.000vnđ
  • Thời gian: 2 ngày
  • Loại tour: Du lịch, vãn cảnh

8. Một số lưu ý khác khi tham quan chùa Long Tiên Hạ Long

  • Cần ăn mặc lịch sự khi đến chùa
  • Không chạy nhảy, nói chuyện, bình phẩm về Phật hay ngồi – nằm trong phật đường
  • Không khạc nhổ, hắt hơi, hỉ mũi,… quanh khu vực tam bảo, phật điện
  • Nên ăn uống đồ của chùa sau những buổi lễ, sẽ thu được lộc, lưu công đức, dù ít, dù nhiều
  • Không quỳ hoặc đứng giữa phật đường, thay vào đó nên quỳ chếch sang một bên một chút
  • Nên dùng phật danh “A di đà Phật” thau tên để mở lời chào trụ trì, tăng ni trong chùa. Hay khi khấn, cầu bái, bái biệt cũng nên dùng câu này, công đức mang lại vô lượng, dù cho người vãn cảnh hay đến hành hương.

Phía trên là tất tần tật các thông tin về chùa Long Tiên Hạ Long, từ việc đi lại, di chuyển, cách vấn, đồ lễ đến những lưu ý cần thiết trong quá trình hành hương. Mọi người đừng quên để lại bình luận, cảm nhận của mình trong chuyến đi cho DulichToday trong phần bình luận phía dưới bài viết nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button