Cổ nhân dạy “Uống rượu 3 phần say, ăn cơm 7 phần no, đối đãi 8 phần vừa đủ”: Cách đối nhân xử thế cần nhớ kỹ
Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Thực tế, lời dạy “Uống rượu 3 phần say, ăn cơm 7 phần no, đối đãi 8 phần vừa đủ” của cổ nhân ẩn chứa triết lý sâu xa không phải ai cũng hiểu được.
Một nhà văn từng nói: “Sống trên đời có lúc cần đến sự thông minh nhưng có những lúc phải tỏ ra hồ đồ”. Tương tự, việc đối nhân xử thế cũng thế, cần phải biết cách giả câm giả điếc, giả ngu một cách đúng lúc mới là kẻ khôn ngoan đích thực. Bất kỳ chuyện gì trên đời cũng phải có chừng mực, dù đắc ý đến mấy cũng không nên quá huênh hoang.
Đừng dại dột mà dồn ép bất kỳ ai vào đường cùng, để cho họ một lối thoát cũng là để cho bản thân một cái phao cứu sinh. Đúng như quan điểm này, cổ nhân có câu dạy rằng: “Uống rượu 3 phần say, ăn cơm 7 phần no, đối đãi 8 phần vừa đủ”.
“Uống rượu 3 phần say”
Theo quan niệm của nhiều người, uống rượu không phải uống cho say mèm hay chỉ nhấp môi, đó là uống sao cho vừa đủ “3 phần say”. Trạng thái say cũng không phải say, tỉnh cũng không phải tỉnh khiến mọi thứ trở nên mơ hồ và đẹp đẽ hơn; con người cũng trở nên nhẹ nhõm và tự tại hơn.
Uống rượu là thế, cách sống và cách làm người cũng tương tự. Trong việc đối nhân xử thế không nên quá so đo tính toán. Hồ đồ đúng lúc là trí tuệ; nhiều khi giả vờ ngốc nghếch lại là phương pháp tốt để bảo vệ bản thân. Việc đối nhân xử thế không nằm ở việc bạn không ngoan đến đâu mà quan trọng là phải biết giả ngốc vào lúc nào.
Một nhà văn từng nói: “Sống trên đời có lúc cần đến sự thông minh nhưng có những lúc phải tỏ ra hồ đồ”. Làm người đừng nên quá tinh khôn, nên giữ 7 phần tỉnh táo và 3 phần hồ đồ là đủ.
“Ăn cơm 7 phần no”
Cổ nhân dạy: “Ăn cơm 7 phần no, thọ tới già”. Thói quen ăn uống này đã giúp giảm tải áp lực cho dạ dày và giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Sống trên đời, mọi người nên duy trì cảm giác đói và khát một cách thích hợp, khi đối nhân xử thế nên chừa lại một khoảng trống thích hợp và có lợi cho đôi bên. Chừa cho người khác một đường lui cũng chính là âm thầm để lại một lối thoát cho bản thân.
Vào thời Xuân Thu của Trung Quốc, Sở Trang Vương đã mở tiệc thiết đãi quần thần. Tham dự bữa tiệc này có 2 người thiếp được ông sủng ái nhất. Vì uống quá chén, một người đã mất tỉnh táo và nhân lúc gió thổi tắt vài ngọn nến đã làm chuyện thất lễ với phi tử Hứa Cơ của Sở Trang Vương. Sau đó, Hứa Cơ là kịp thời giật lại mũ quan của kẻ làm bậy này và âm thầm bẩm báo mọi chuyện lên Sở Trang Vương để tìm ra kẻ thất lễ với mình. Thế nhưng khi nghe xong, Sở Trang Vương chẳng chứng không truy cứu mà còn hạ lệnh cho nô tài của mình thổi tắt hết nến và yêu cầu tất cả quần thần tham dự yến tiệc cởi mũ của mình ra.
Sau 7 năm, Sở Trang Vương trong công cuộc dẹp nước Trịnh đã có một người đã chủ động đứng ra làm tiên phong mở đường và giúp ông có thể đánh đâu thắng đó. Đến khi luận công ban thưởng, Sở Trang Vương mới biết được rằng người đó tên Đường Giảo, chính là người năm xưa đã làm chuyện thất lễ với phi tần Hứa Cơ. Hành động của Đường Giảo là để đền đáp ơn tha mạng năm nào do Sở Trang Vương không truy cứu việc làm của mình. Nhờ một phút khoan dung độ lượng, Sở Trang Vương không ngờ sau này đã cứu được cả cái mạng của mình.
Một nhà văn từng nói: “Mọi chuyện ở trên đời, kỵ nhất là bắt buộc phải thập toàn thập mỹ. Nhìn mặt trăng mà xem, có lúc tròn vành vạch nhưng cũng có lúc bị khuyết. Quả trên cây cũng thế, đến khi chín rồi sẽ rụng. Phàm là chuyện gì cũng phải “thiếu chun chút” thì mới có thể lâu dài và vĩnh viễn.”
Trong việc đối nhân xử thế cũng có những lúc bạn cần người khác giúp đỡ. Phạm chuyện gì cũng nên cho người khác một đường lui, đừng nên chuyện gì cũng phải tra cho thật rõ ràng; nên ăn nói chừng mực, đối đãi một cách khoan dung độ lượng.
“Đối đãi 8 phần vừa đủ”
Người xưa có câu: “Nhân sinh hữu chỉ, tác nhân hữu độ”. Trong quá trình giao tiếp với nhau, con người sợ nhất là không biết giữ chừng mực. Nếu quá xa lạ sẽ không mang đến được cảm giác thân thuộc, nhưng quá thân thiết lại khiến đối phương khó chịu. Do đó, hãy “giữ lại khoảng trống” một cách thích hợp thì tình cảm mới bền lâu.
Trên mạng có một câu hỏi rằng: “Phương thức hủy hoại tình cảm đôi bên nhanh nhất là gì?” Một cư dân mạng đã chia sẻ lại câu hỏi của mình và cho biết, anh ấy và một người bạn khác đối đãi với nhau vô cùng thân thiết, thậm chí coi nhau như anh em ruột thịt trong nhà. Trong một lần uống rượu, anh bị thua trò chơi và bị yêu cầu phải gọi điện để vay tiền bạn mình. Anh này nghĩ ngay đến người bạn thân, vội vàng gọi điện và chắc chắn bạn mình sẽ cho vay tiền.
Sau đó, anh nói bằng giọng điệu ra lệnh, nói rằng cậu bạn hãy nhanh chóng chuyển khoản cho mình. Dù không thoải mái nhưng người bạn vẫn khéo léo từ chối để giữ thể diện cho anh. Kể từ đó, tình cảm giữa 2 người ngày càng phai nhạt và họ dần không chơi với nhau nữa.
Thực tế, bạn bè với nhau, “chừng mực” là điều không thể thiếu. Dù là tình cảm nào cũng phải biết giữ chừng mực và biết được giới hạn của mình ở đâu, nếu không mọi thứ sẽ hoàn toàn phản tác dụng. Sống ở đời dù đối đãi với ai cũng chỉ nên đối đãi 8 phần vừa đủ. Hai phần còn lại hãy giữ cho riêng mình, để cho đối phương một khoảng không gian riêng tư và cho bản thân một khoảng trống để cảm thấy thoải mái.
Trong các mối quan hệ tình cảm, tôn trọng lẫn nhau, trân trọng lẫn nhau, mới là trạng thái tốt nhất, đó là triết lý mà cổ nhân muốn truyền tải đến mọi người.