Tin tức du lịch

Có gì hấp dẫn tại Đại lễ Phật Đản Chùa Tam Chúc 2019 (Đại lễ Vesak)?

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Đại lễ Phật Đản chùa Tam Chúc 2019 có những hoạt động hấp dẫn gì? Cùng DulichToday khám phá những điểm nổi bật và lịch trình cụ thể của đại lễ cũng như thời gian và địa điểm tổ chức. Đặc biệt, DulichToday sẽ lý giải vì sao chùa Tam Chúc lại là nơi được “chọn mặt gửi vàng” để tổ chức Đại lễ Vesak.

Đại lễ Vesak là gì? 

Đại lễ Vesak hay còn gọi là Phật Đản, là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Ngày 28/10/1999, đại diện của 34 nước trên thế giới đã đệ trình lên Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) để công nhận Đại Lễ Vesak kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn. Từ đó, Nghị Quyết A/54/235 của LHQ công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2019 đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) từ ngày 12 – 14/5. Đây là năm nắm kỷ lục lịch sử trong các lần tổ chức Vesak của thế giới, khi có nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các nước tham dự nhất. Đặc biệt, Đại lễ Vesak 2019 lần này được tổ chức tại Việt Nam, nơi chùa Tam Chúc xứ Hà Nam. Dưới đây là 5 lý do vì sao chùa Tam Chúc được đăng cai là nơi diễn ra đại hội này.

Có gì hấp dẫn tại Đại lễ Phật Đản Chùa Tam Chúc 2019

Đại lễ Phật đản chùa Tam Chúc dự kiến sẽ đón tiếp trên 20.000 người, trong đó có 1.500 đại biểu đến từ hơn 100 quốc gia với rất nhiều hoạt động diễn ra trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng 5. Cụ thể lịch trình như sau:

Lịch trình các hoạt động tại Đại lễ Phật Đản Chùa Tam Chúc
Lịch trình các hoạt động tại Đại lễ Phật Đản Chùa Tam Chúc

Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức phát hành bộ tem bưu chính và đồng xu bạc “Chào mừng Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc – Vesak 2019”.  Bộ tem này do họa sỹ Phạm Trung Hà của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế.

Thông qua ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu chặt chẽ, hình ảnh chính của mẫu tem là tượng Phật uy nghi, phía sau tượng Phật là hình ảnh lá bồ đề thời Lý. Bên cạnh đó là hình ảnh chùa Tam Chúc, nơi diễn ra Đại lễ Phật đản cùng hình ảnh rồng thời Lý (thời kỳ Đạo Phật phát triển nhất). Phía dưới là hình ảnh hoa sen và mây trời biểu hiện cho sự giao thoa giữa trời và đất, mang lại cuộc sống yên bình.

Bộ tem chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019
Bộ tem chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Với ngôn ngữ riêng hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhiều thông tin, mẫu tem nhỏ bé này sẽ là một thông điệp đa chiều góp phần tôn vinh giá trị truyền thống Phật giáo Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong nhiều thiên niên kỷ, tiếp tục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hòa bình, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, bộ sản phẩm quà tặng đồng xu bạc kỉ niệm và mặt dây chuyền An Lạc sẽ là món quà tặng đặc biệt ý nghĩa với hi vọng mang tới sự bình an, sức khỏe, may mắn.

Đồng xu bạc chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019
Đồng xu bạc chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2019

Bộ tem gồm 1 mẫu tem, giá 4.000 vnđ và 1 bloc giá 15.000 vnđ, có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 11/5/2019 đến 31/12/2020. Địa điểm phát hành tem và bộ quà tặng tại trụ sở Công ty Tem (14 Trần Hưng Đạo, Hà Nội); chi nhánh 18 Đinh Tiên Hoàng (TP.Hồ Chí Minh); gian hàng số 94 tại Hội chợ Văn hóa phẩm Phật giáo – Trung tâm Văn hóa Phật giáo, chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 được tổ chức ở đâu?

Đại lễ Vesak 2019 diễn ra từ ngày 12 – 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo chùa Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam).

3 lý do chùa Tam Chúc được “chọn mặt gửi vàng”

Cùng DulichToday khám phá 3 lý do vì sao chùa Tam Chúc lại được chọn làm nơi tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019.

1. Chùa Tam Chúc sở hữu vẻ đẹp ngút ngàn như cõi mộng, được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”

Khu du lịch chùa Tam Chúc (Ba Sao, Hà Nam) được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” do có phong cảnh ngút ngàn và đẹp như cõi mộng. Tới đây, du khách sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường. Không gian và nét đẹp nơi đây rất phù hợp với ý nghĩa của Đại lễ Phật Đản, nơi chúng ta cùng tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật, suy ngẫm về chân lý hoà bình và tinh thần khoan dung.

Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao được mệnh danh là cõi phật, cõi tiên - là "Vịnh Hạ Long trên cạn"
Khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao được mệnh danh là cõi phật, cõi tiên – là “Vịnh Hạ Long trên cạn”

Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo với phong cảnh nước non hùng vĩ. Nơi đây vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, sơn thủy hữu tình. Từ trên cao nhìn xuống, quần thể chùa Tam Chúc như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Tam Chúc còn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi ở thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Bởi thế, Tam Chúc được ví như “vịnh Hạ Long” trên cạn.

2. Chùa Tam Chúc đủ lớn cho một đại lễ Phật Đản long trọng nhất

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Chùa sở hữu kiến trúc, bức tranh, cột đá và nhiều công trình liên quan đến Phật giáo khiến du khách phải ẩn tượn. Bên cạnh đó, các điện thờ, phòng họp ở chùa Tam Chúc đều rất lớn, đáp ứng được cho một đại lễ Phật Đản long trọng nhất. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi.

Điện Tam Thế ở chùa Tam Chúc với ba pho tượng Phật đẹp tráng lệ
Điện Tam Thế ở chùa Tam Chúc với ba pho tượng Phật đẹp tráng lệ

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn nhất thế giới cần phải tới 50 năm mới có thể hoàn thành được toàn bộ công trình của ngôi chùa này. Có thể nói, nơi đây không chỉ có phong cảnh nên thơ hữu tình mà còn có quy mô cực lớn đủ để tổ chức một đại lễ Phật Đản long trọng nhất.

3. Chùa Tam Chúc là trung tâm du lịch tâm linh

Chùa Tam Chúc là trung tâm du lịch tâm linh kết nối khu du lịch chùa Hương (Hà Nội) và quần thể du lịch Vân Long – Hoa Lư – Tam Cốc – Bích động – Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình).

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chùa cũng nằm trong vùng có nhiều di tích lịch sử như chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo,… và nhiều hang động đẹp. Chính vì vậy, du khách tới chùa có thể dễ dàng kết hợp khám phá những địa điểm xung quanh. Ví dụ khách xuất phát từ Hà Nội sẽ phải đi qua Ninh Bình nên có thể làm một tour du lịch Ninh Bình – chùa Tam Chúc, hoặc chùa Tam Chúc – chùa Hương,…

Có thể nói, chùa Tam Chúc sau khi khánh thành là điểm đến nổi bật của du lịch tâm linh năm 2019. Với những lý do trên, nơi đây được Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm nơi tổ chức Đại lễ Phật Đản chùa Tam Chúc 2019.

5/5 - (2 bình chọn)

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button