Tin tức du lịch

Từ giờ đi Nha Trang không còn lặn ngắm san hô được nữa

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Vịnh Nha Trang là một trong những khu vực có tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển và du lịch biển của Việt Nam. Nhắc đến Nha Trang không thể không nhắc tới Hệ sinh thái rạn san hô có tầm quan trọng mang tính quốc tế và đa dạng sinh học cao nhất ở Việt Nam gồm hơn 222 loài cá rạn, trên 350 loài san hô (chiếm 40% san hô tạo rạn trên thế giới), 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, 30 loài da gai, 70 loài rong biển và khoảng 7 loài cỏ biển…

Lặn biển tại rạn san hô là hoạt động luôn được ưa thích
Lặn biển tại rạn san hô là hoạt động luôn được ưa thích

Rạn san hô có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, bảo vệ cấu trúc nền đáy và duy trì các dòng chảy tự nhiên. Theo các nghiên cứu và thống kê cho thấy, vịnh Nha Trang là nơi san hô sống phát triển tốt, có diện tích khoảng 252 ha với độ phủ rất cao và tập trung phân bố nhiều nhất tại đảo Hòn Mun (22 ha) – vùng “lõi” của khu bảo tồn – nơi được gọi là “Thiên đường san hô”. Ban Quản lý vịnh Nha Trang đã nỗ lực bảo vệ nguyên vẹn rạn san hô tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Hòn Mun và duy trì san hô ở trạng thái tốt nhất có thể.

Rạn san hô tại Hòn Mun với số loài san hô phong phú bậc nhất
Rạn san hô tại Hòn Mun với số loài san hô phong phú bậc nhất

Tuy nhiên mặc cho công sức đó, vài ngày nay, dư luận phải “shock” trước hình ảnh hàng trăm mét vuông san hô quý giá ở quanh đảo Hòn Mun đã bị “tẩy trắng”. Khảo sát cho thấy, dưới đáy biển ở khu vực phía Đông Bắc, Tây Nam đảo phủ một lớp trắng san hô chết, hệ sinh thái gần như biến mất, không còn hoạt động sống của các sinh vật biển. Trong khi đó, trên bờ ở các khu vực này, hàng tấn san hô chết bị sóng đánh dạt, chất đống.

Bãi san hô tan hoang trôi dạt vào bờ
Bãi san hô tan hoang trôi dạt vào bờ
Nơi đáy biển "xám xịt" một màu san hô chết
Nơi đáy biển “xám xịt” một màu san hô chết
Dư luận xót xa trước hình ảnh đáy biển san hô chết "trắng xóa"
Dư luận xót xa trước hình ảnh đáy biển san hô chết “trắng xóa”

Lý giải nguyên nhân dẫn đến san hô chết hàng loạt, Ban quản lý Vịnh cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai mà cụ thể là cơn bão số 12 cuối 2017 và bão số 9 cuối năm 2021. Ngoài bão thì yếu tố biến đổi khí hậu, tăng nhiệt độ toàn cầu và sự gia tăng các loài sinh vật có hại như sao biển gai cũng tác động tiêu cực đến san hô không chỉ ở vịnh Nha Trang mà các khu vực như Phú Quốc (Kiên Giang). Hiện, xung quanh các đảo Hòn Tre, Hòn Tằm – nằm trong vịnh Nha Trang – việc xây dựng lấn biển diễn ra nhiều năm nay gây ra tác hại không nhỏ đến san hô khi lớp bụi trầm tích theo dòng chảy phủ lên san hô gây chết.

Trầm tích từ các công trình ven biển cũng gây nên cái chết của rạn san hô
Trầm tích từ các công trình ven biển cũng gây nên cái chết của rạn san hô

Nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang – PGS.TS Nguyễn Tác An nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi chính sách bảo tồn: “Hòn Mun nói riêng và vịnh Nha Trang nói chung nằm trong khu vực được Luật Di sản và quy định về bảo tồn biển bảo vệ nghiêm ngặt. Nếu có bất kỳ hoạt động khai thác hay dự án phát triển kinh tế ở đây đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Để hình thành một rạn san hô cần đến hàng nghìn, thậm chí cả triệu năm. Do vậy việc san hô bị tẩy trắng như hiện nay chắc chắn rất khó phục hồi, mà có được cũng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc”

Dịch vụ lặn ngắm biển tại khu đảo Hòn Mun
Dịch vụ lặn ngắm biển tại khu đảo Hòn Mun

Trong khi đó, TS Hoàng Xuân Bền, Phó viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang lại cho rằng: “Hiện, tôi cũng chưa biết được là do thiên tai hay do con người. Kể cả do thiên tai hay do con người thì đều phải có số liệu, dữ liệu chứng minh. Do đó mình phải ra đến nơi để đánh giá. Đến giờ, khu bảo tồn biển Hòn Mun vẫn là đẹp nhất, đa dạng nhất của vịnh Nha Trang cũng như của cả nước”, TS Bền nói.

Tuy nhiên thực tế thì nhiều những bình luận từ cư dân mạng cho rằng việc san hô chết là do người dân đang khai thác hải sản ở khu vực này. Do các rặng san hô cũng là nơi sinh trưởng lý tưởng của nhiều loài cá, tôm có giá trị. Việc san hô chết chính là do các thuyền cá khai thác quá nhiều, khiến các rặng san hô gãy chết.

Vẻ đẹp hoang sơ tại Khu bảo tồn biển
Vẻ đẹp hoang sơ tại Khu bảo tồn biển

Bởi vậy, để sớm khôi phục lại hệ sinh thái rạn san hô phong phú bậc nhất tại Nha Trang, ngoài nỗ lực của Quốc hội, Chính Phủ và các cơ quan chính quyền để ngăn chặn tác động từ khai thác và xây dựng, mỗi chúng ta hãy có ý thức trước thiên nhiên. Hãy cùng chung tay tuyên truyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định để sớm đưa “Thiên đường san hô” nơi đây hồi sinh, tươi đẹp trở lại.

Đánh giá bài viết

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button