Ghé đền Ngọc Sơn – Biểu tượng văn hóa tâm linh của người Hà Nội cầu gì, xin gì?
Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Quần thể di tích Đền Ngọc Sơn nằm trong cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Ngôi đền này sở hữu lối kiến trúc vô cùng độc đáo và là nơi linh thiêng nổi tiếng của Thủ đô. Tham quan một vòng Đền Ngọc Sơn – Biểu tượng văn hóa tâm linh nổi tiếng của Hà Nội và muốn cầu xin điều gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
“Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này…”
-Trần Tuấn Khải-
1. Đôi nét về đền Ngọc Sơn
Nằm trong cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội, Đền Ngọc Sơn vẫn luôn được nhắc tới là một chốn linh thiêng, đã tồn tại cùng với thăng trầm của mảnh đất Thăng Long. Ngôi đền không chỉ toát lên một vẻ đẹp cổ kính mà còn mang ý nghĩa tâm linh cực lớn đối với người dân địa phương.
Trải qua hàng loạt biến cố của lịch sử, đền Ngọc Sơn cho tới bây giờ vẫn là một tuyệt tác kiến trúc uy nghi giữa lòng Hà Nội. Tham quan Đền Ngọc Sơn không chỉ là việc thắp hương lễ phật, mà còn là cách để thư giãn tâm hồn, cảm nhận cuộc sống và lưu lại được những bức ảnh tuyệt đẹp.
Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất nổi gọi là Đảo Ngọc trên Hồ Hoàn Kiếm. Nếu như Tháp Rùa nằm ở phía Nam của hồ thì đền lại nằm ở phía Đông Bắc. Tất cả các công trình đã kết hợp và tạo ra một quần thể di tích nổi tiếng, hài hòa với cảnh quan xung quanh và trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử của thành phố Hà Nội.
1.1. Giá vé vào cửa đền Ngọc Sơn
Khi tham quan Đền Ngọc Sơn, nếu du khách không vào Đắc Nguyệt Lâu mà chỉ đi qua cầu Thê Húc thì không cần mua vé.
Muốn ghé tất cả các địa điểm của đền thì có thể mua vé vào cổng tham quan đền Ngọc Sơn:
- Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn phí;
- Sinh viên (có thẻ sinh viên): 15.000 đồng/vé;
- Người lớn (từ 15 tuổi trở lên): 30.000 đồng/vé;
Vì Đền Ngọc Sơn là một địa điểm mang tính linh thiêng nên mọi người cần lưu ý một vài vấn đề khi tới tham quan như sau:
- Trang phục, quần áo cần phù hợp, không mặc váy áo sexy, ngắn cũn và thiếu tế nhị.
- Khi đi tham quan, du khách lưu ý đi lại nhẹ nhàng, nói khẽ, tránh cười nói ồn ào, to tiếng. Phải giữ trật tự khi vào những điểm cúng bái.
- Khi tiến vào trong thắp hương, cầu khấn cần cởi bỏ giày dép, không đội mũ hay che ô… theo quy định của đền.
1.2. Đền Ngọc Sơn mở cửa đến mấy giờ?
Ban tổ chức Đền Ngọc Sơn quyết định mở cửa đón khách tham quan vào tất cả các ngày trong tuần. Mọi người hãy chủ động sắp xếp thời gian phù hợp để có một chuyến tham quan thư thái nhất cho kế hoạch của mình.
- Từ thứ 2 đến thứ 6: Mở cửa từ 7h – 18h;
- Thứ 7, Chủ Nhật: Mở cửa từ 7h – 21h.
2. Lịch sử xây dựng và hình thành Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là ngôi đền cổ đã xuất hiện từ thế kỷ XIX. Theo văn bia trong đền ghi lại, đền được khởi xây vào mùa thu năm 1984. Đền Ngọc Sơn đã được tu sửa và đổi tên nhiều lần.
Ở cuộc đại trùng tu đền vào năm 1865, đã có nhiều công trình được xây dựng thêm, gồm: Cầu Thê Húc, Đình Trấn Ba, Tháp Bút, Đài Nghiên. Tất cả đã tạo nên một quần thể kiến trúc hoàn hảo, oai nghiêm giữa Hồ Hoàn Kiếm.
Trải qua những biến động và chức kiến toàn bộ lịch sử, ngôi đền đã gắn liền với các giai đoạn phát triển cũng như sự đổi mới của dân tộc. Đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.
Tới nay, Đền Ngọc Sơn không chỉ đơn thuần là nơi tâm linh, mà còn là điểm đến tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Thu hút du khách trong và ngoài nước bằng sự cổ kính, trầm mặc và biểu trưng cho nền văn hóa lâu đời của vùng đất Thủ đô.
Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân – Vị thần được cả dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân.
Bên trong đền còn cung thờ Phật, Tam Tòa Thánh Mẫu, bàn thờ Công Đồng… Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt đó là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.
Sự hòa hợp này đã thể hiện rõ ở việc thờ cúng và trong cả kiến trúc, từng chi tiết hoa văn, bài trí và hệ thống câu đối, hoành phi tại Đền Ngọc Sơn.
3. Kiến trúc đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn giống như một kiệt tác nghệ thuật cổ kính giữa lòng Thủ đô hiện đại, tấp nập. Nơi đây mạng đậm nét kiến trúc của người Việt thời xưa.
Đền được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, tức là có mái hình vuông, hai tầng, tám cột chống đỡ, 3 nếp nhà chính liền nhau: Bái đường là nơi hành lễ đầu tiên, đặt một hương án lớn và đôi chim anh vũ hai bên; Trung đường là nơi thờ Văn Xương, Lã Động Tân và Quan Vân Trường; Hậu cung nằm ở phía Bắc là nơi thờ tướng quân Trần Quốc Tuấn.
Nhìn về phía Nam từ Bái Đường là đình Trấn Ba, tức đình chắn sóng. Đình này được xây dựng với ngụ ý là cột trụ vững vàng giữa làn sóng văn hóa không lành mạnh đương thời. Với cấu tạo 4 cột đá bên ngoài và 4 cột gỗ bên trong đã làm tăng thêm sự độc đáo, tôn nghiêm cho nơi đây. Xung quanh đền là một loạt những công trình độc đáo khác mang nét đặc sắc và ý nghĩa riêng như đài Nghiên, tháp Bút.
Cầu Thê Húc được bao phủ bởi màu đỏ rực, tượng trưng cho mặt trời, nơi sẽ đưa bạn vào khu đền. Đi qua cầu là tới Đắc Nguyệt Lâu, đây là cổng đền với một ngôi lầu nhỏ gồm hai tầng hướng thẳng ra hồ, mang một vẻ đẹp thi vị.
Đi thêm vài bước bạn sẽ thấy Tháp Bút bằng đá. Đỉnh tháp có hình ngọn bút lông, thân tháp được khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên”, có nghĩa là “Viết Lên Trời Xanh”.
Đài Nghiên nằm ngay dưới chân Tháp Bút, một nghiên mực bằng đá có hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc khá độc đáo. Tấm nghiêng đội trên lưng ba con thiềm thừ. Đáng chú ý, trên thân nghiêng còn khắc một vài minh của Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu.
Người xưa truyền lại rằng, khi mặt trời đứng bóng, Tháp Bút sẽ soi bóng xuống lòng Đài Nghiên tạo ra một hình ảnh kỳ diệu, thể hiện độ chính xác đến ngỡ ngàng của kiến trúc và tính triết lý của công trình.
4. Có gì bên trong Đền Ngọc Sơn? Khám phá tiêu bản cụ rùa
Điều đặc biệt hấp dẫn khách tham tham của Đền Ngọc Sơn là gian phòng trưng bày hai tiêu bản cụ rùa được đặt trong lồng kính nằm cạnh nhau. Hai tiêu bản này, với cụ rùa bên trái chết vào năm 1967, bên phải là cá thể rùa cuối cùng được tìm thấy vào năm 2016.
Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp cùng các chuyên gia từ Bảo tàng Berlin đã chế tác tiêu bản cụ rùa cuối cùng bằng phương pháp nhựa hóa của Đức trong suốt 2 năm.
Với hệ thống chiếu sáng hiện đại cùng công nghệ bảo quản mẫu vật, thì hình ảnh tiêu bản cụ rùa đã được thể hiện một cách rõ nét nhất. Nếu có dịp ghé thắp Đền Ngọc Sơn thì các bạn đừng quên khu vực hấp dẫn này nhé.
5. Kinh Nghiệm Du Lịch Đền Ngọc Sơn tự túc
DulichToday sẽ chia sẻ cho các bạn một số kinh nghiệm đi tham quan Đền Ngọc Sơn tự túc từ A – Z, vừa rẻ, vừa tiện lại đi hết được các điểm đến trong quần thể di tích này nhé.
5.1. Bãi lễ tại đền du khách nên cầu xin điều gì?
Đền Ngọc Sơn luôn tấp nập khách tới tham quan, cúng bái nên bạn có thể đến đền vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, lễ hội thì nơi đây đông người hơn bình thường. Để tránh đông đúc thì bạn nên tránh các ngày này ra nhé.
Bạn nên tham quan Đền Ngọc Sơn vào những ngày có năng đẹp của mùa thu hay mùa xuân để có thể chụp được những bức ảnh đẹp nhất trên Cầu Thê Húc. Khi bãi lễ tại đền, bạn lưu ý lễ từ đền chính trước, sau đó đi theo hướng từ phải sang trái, từ ngoài vào trong.
Khi vào đền chính, bạn hãy đi ở hai cửa hai bên chứ đừng đi cửa giữa, đồng thời phải bước qua bậu cửa chứ đừng dẫm lên. Ngoài ra, hãy ăn mặc lịch sự, không nói lớn tiếng, không tự tiện sờ hay chỉ tay vào các tượng thờ trong đền, không nên chụp hình trong khu thờ tự.
Khu điện thờ Văn Xương Đế Quân cũng là địa điểm chiêm bái của học sinh, sinh viên khi ghé đền Ngọc Sơn tại phố cổ. Người ta vẫn tin rằng trước những kỳ thi cử quan trọng đến chiêm bái và cầu nguyện ở đây sẽ giúp cho con đường học hành và thi cử sẽ được suôn sẻ, đỗ đạt cao.
Văn khấn Văn Xương Thánh Đế:
Việt Nam quốc; Hà Nội thị; Ngọc Sơn đền.
Môn sinh: ….. – Sinh …. niên.
Kính cẩn tấu trình: Văn xương Thánh Đế.
Chư vị Thượng Trung Hạ bản từ.
Hôm nay là ngày:……tháng …. năm ….
Con xin kính cẩn biện cung trần bạc lễ (Chuẩn bị từ trước: Bánh đậu xanh, trầu cau tiền vàng, kèm theo một cái bút, một quyển vở, và một cái bóng đèn điện gói trong một tờ giấy đỏ).
Cúi xin chư vị Đại Đức Thánh Hiền học giả chứng giám cho con là:………….
Trú tại : số nhà……- … quận – …Tỉnh – Việt nam quốc. Nay đang học tại: …. quận – … Tỉnh – Việt Nam quốc. Kim niên …. ứng thí kỳ thi:….
Trước linh đài Văn xương Thánh Đế linh đài con xin tâm thành kính cẩn xin các ngài chứng giám tâm thành, phù độ gia trì cho con năm nay được bản mệnh khang an, tinh thần dong sảng, trí lực tinh anh, minh mẫn, gạt bỏ tạp phế, chú tâm đèn sách học tập để bước vào kỳ thi tới được gặp nhiều hanh thông cát tường, học giỏi đỗ cao, thầy yêu bạn giúp, hoàn tất được bài thi đến nơi đến chốn, đạt điểm số tối đa của trường: …..
Con kính xin chư vị chấp lễ chấp cầu trợ lực cho con được kim bảng danh đề toại tâm như ý.
Con xin khấu đầu cảm tạ!
Môn sinh con: .…………. xin rập đầu cúi lạy đến bách bái.
Lưu ý:
- Sau khi lễ tạ hóa vàng, mang cái bút và quyển vở về nhà, khi nào đi thi mang đi để dùng làm bài.
- Còn cái bóng điện, lắp vào đèn bàn học để ôn luyện hàng ngày.
- Còn bánh đậu xanh ăn hàng ngày và trước lúc đi thi lấy may mắn.
5.2. Di chuyển đến đền Ngọc Sơn bằng phương tiện nào?
Đền Ngọc Sơn có vị trí địa lý tuyệt đẹp ngay Hồ Hoàn Kiếm – giữa trung tâm của Thủ Đô, nên du khách sẽ không hề khó khăn khi tìm tới đây. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiền cá nhân, taxi, xe bus đều được.
Một chiếc xe máy nhỏ gọn sẽ giúp chuyến đi trở nên tiện lợi và chủ động, bạn còn có thể vi vu trên khắp các phố phường. Nếu du khách không có xe máy thì có thể thuê xe tại khách sạn đang ở hoặc dịch vụ tư nhân. Khi đến điểm tham quan thì gửi xe đúng điểm quy định trong khu vực Phố đi bộ.
Nếu bạn muốn có thời gian thư thái ngắm phố phường thì có thể chọn di chuyển bằng xe bus với những tuyến sau:
- Tuyến 08: xuất phát từ bến Long Biên
- Tuyến 14: xuất phát từ Cổ Nhuế
- Tuyến 31: xuất phát từ Đại học Bách Khoa
- Tuyến 36: xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên
Lưu ý: Phố đi bộ Hà Nội sẽ diễn ra vào Thứ 7 và Chủ Nhật, nên các phương tiện sẽ không được đi vào bên trong khu vực Hồ Hoàn Kiếm. Vì vậy, nếu tới tham quan Đền Ngọc Sơn thì bạn hãy lưu ý thời gian và lựa chọn phương tiện di chuyển sao cho phù hợp nhé.
6. Một vài khách sạn gần đền Ngọc Sơn
Để tiện tham quan và cúng bái, du khách thập phương, khách nước ngoài có thể lưu trú trong các khách sạn nằm gần Đền Ngọc Sơn mà DulichToday gợi ý dưới đây.
Hanoi Victor Gallery Hotel & Spa
- Địa chỉ: 95B Hàng Gai, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá phòngmỗi đêm từ 1.142.130 VND
Đây là khách sạn 4 sao nằm ngay gần khu vực Hồ Gươm. Hanoi Victor Gallery có quán bar, nhà hàng phục vụ các bữa ăn sáng – trưa – tối. Khách sạn còn cung cấp dịch vụ thuê xe đạp hoặc xe hơi tự lái để du khách tham quan thành phố một cách chủ động. Đừng quên đặt phòng sớm để có cơ hội hưởng những ưu đãi bất ngờ nhé.
La Sinfonia del Rey Hotel and Spa
- Địa chỉ: 33-35 Hàng Dầu, Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá phòng mỗi đêm từ 2.700.000 VND
Phòng nghỉ của khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nơi đây cung cấp dịch vụ tắm nước nóng, massage, xông hơi khô. Du khách có thể lựa chọn phòng có view thành phố hoặc view nhìn thẳng ra bờ hồ Hoàn Kiếm.
Hanoi Lakeside Premium
- Địa chỉ: 60 Cầu Gỗ, Hàng Bạc, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá phòng mỗi đêm từ 6.000.000 VND
Khách sạn này cũng rất gần với các điểm tham quan như Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Nhà Thờ Lớn Ô Quan Chưởng. Khách sạn còn cung cấp xe đạp cá nhân miễn phí cho du khách.
Silk Queen Hotel & Spa
- Địa chỉ: 100 Hàng Gai, Phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá phòng mỗi đêm từ 1.332.999 VND
Nằm trong khu phố cổ Hà Nội nên du khách sẽ thuận tiện di chuyển tới các điểm tham quan, vui chơi. Ngoài phòng nghỉ chất lượng 4 sao thì khách sạn còn có dịch vụ massage, xông hơi khô và hồ bơi ngoài trời.
Khi đi du lịch Hà Nội, bạn đọc của DulichToday hãy nhớ ghé thăm Đền Ngọc Sơn để cảm nhận không gian tĩnh lặng, bình yên tới lạ thường ngay giữa chốn đô thị phồn hoa. Ngoài việc là điểm du lịch tâm linh, là nơi người dân và du khách có thể cầu mong sự bình an, mạnh khỏe thì đây còn là nơi bạn có thể cảm nhận cuộc sống và lưu lại những bức ảnh đẹp trong chuyến đi.