Khám phá đền Chu Văn An nằm ẩn mình trên núi Phượng Hoàng
Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!
Đền Chu Văn An là nơi thờ phụng người thầy giáo nổi tiếng mẫu mực, tâm đức sáng ngời. Đền thờ thường xuyên được học sinh, sinh viên tới viếng thăm nhằm thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo. DulichToday hôm nay sẽ cùng bạn dạo quanh một vòng ngôi đền Chu Văn An để tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc của nơi này.
1. Đền thờ Chu Văn An nằm ở đâu?
Đền Chu Văn An nằm nép mình trên dãy núi Phượng Hoàng, thuộc phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi đền này có phong cảnh rất đẹp và được xem là điểm đến cầu xin khấn vái quen thuộc của người dân Hải Dương.
1.1 Chi phí tham quan, phương tiện di chuyển đến đền Chu Văn An
Đền Chu Văn An không thu phí vào cổng. Du khách nếu di chuyển bằng xe máy thì chỉ cần tốn 5.000 đồng gửi xe thôi nhé.
Di chuyển bằng ô tô, xe máy tự lái: Bạn có thể mua vé tại bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình. Nếu tự đi bằng xe máy, thì bạn nên chọn cung đường đi qua QL 1A và ĐCT Nội Bài – Hạ Long/QL18.
1.2 Thời điểm đẹp nhất để tham quan đền Chu Văn An
Mỗi năm Tết đến xuân về, đền Chu Văn An ra lễ khai bút đầu năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm. Thời điểm này cũng là dịp để người dân Hải Dương tới xin chữ đầu năm, mong cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, con cháu học hành đỗ đạt.
Nhưng dường như dịp nào, du khách đều có thể ghé đền cụ giáo Chu Văn An, đơn giản vì không khí nơi đây trong lành quanh năm thời điểm nào cũng có thể tri ân người thầy mẫu mực này.
Một số lễ hội mà bạn có thể tham gia tại đền là hội đền Chu Văn An diễn ra từ ngày 1 đến 25/8 âm lịch; Chính hội tổ chức vào ngày 25; Lễ tri ân tổ chức vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 dương lịch; Lễ hội về nguồn diễn ra từ ngày 24 đến 26/11 âm lịch.
1.3 Một vài lưu ý khi tới đền Chu Văn An
- Là một địa điểm du lịch tâm linh mang dấu tích của một nhà giáo mẫu mực, vì thế mà du khách tới đây ngoài việc cúng lễ chay hoặc mặn, thì còn có thể thêm sách, bút, vở nhằm cầu mong sự nghiệp, con đường học hành thuận lợi.
- Khách vào đền, chùa cần thể hiện sự tôn trọng với người đi trước, vì vậy cần mặc những trang phục lịch sự, thoải mái. Nếu bạn mặc đồ quá ngắn thì có thể đứng ngoài lễ hoặc mượn khăn quây rồi mới vào trong.
- Không gian đền thanh tịnh nên hãy chú ý đi nhẹ, nói khẽ. Nếu dẫn theo trẻ em thì không được để các bé chạy nhảy, quậy phá trong đền.
- Giữ gìn vệ sinh, quang cảnh chung bằng những hành động nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa, vặt cành hoặc di chuyển đồ vật của đền.
- Nếu bạn cũng tìm hiểu về địa điểm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc thì có thể thêm vào lịch trình, kết hợp đi cùng đền Chu Văn An, rất thuận tiện nhé!
- Một mẹo nữa là, khi đi một đoàn đông, hãy đăng ký trước để ban quản lý đền chuẩn bị và đón tiếp được chu đáo hơn.
2. Giới thiệu sơ lược về đền Chu Văn An
Đền Chu Văn An là một quần thể kiến trúc rất bề thế, uy nghi. Ngôi đền này mang đậm phong cách thời nhà Nguyễn, có địa thế linh thiêng ngút ngàn. Đền Chu Văn An cũng là nơi để giáo dục con em chúng ta nhớ về cội nguồn, giữ gìn truyền thống “tôn sư học đạo”. Vì thế mà cho tới ngày nay, ngôi đền đã trở thành địa điểm tham quan cực kỳ hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Ngôi đền này thờ phụng thầy giáo Chu Văn An, tên thật của thầy là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn. Từ nhỏ, thầy Chu Văn An sinh sống tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm – ngày nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thầy có học vị tiến sĩ nhưng không làm quan đi dạy học tại trường Huỳnh Cung ở sông Tô Lịch.
Vua Trần Minh Tông đã mời thầy Chu Văn An ra làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, thầy đảm nhiệm chức vụ dạy dỗ các Thái Tử và phò giúp nhà vua. Tới thời Trần Dụ Tông, triều đình rối ren, thầy dâng “thất trảm sớ” nhằm trấn an tình hình nhưng bị bác bỏ. Từ đó, thầy cáo quan về ẩn tại núi Phượng Hoàng, làm nghề dạy học, viết sách. Thầy còn chữa bệnh miễn phí cho người nghèo cho tới khi chút hơi thở cuối cùng tại đây.
3. Có gì trong ngôi đền Chu Văn An bề thế?
- Bức tranh thiên nhiên xinh đẹp nơi núi rừng
Nhìn từ trên cao có thể thấy đền Chu Văn An hiện ra giữa dãy núi Phượng Hoàng, nhìn như một bức tranh danh lam thắng cảnh được bao bọc bởi cây xanh tuyệt đẹp. Điểm giữa một rừng cây là một ngôi đền hoàn toàn bằng đá với kiến trúc độc lạ.
- Kiến trúc độc đáo của đền Chu Văn An
Ngôi đền này từng bị tàn phá kinh khủng bởi chiến tranh bởi bom đạn. Vào năm 1997, chính quyền tỉnh Hải Dương bắt đầu tiến hành khai quật khảo cổ và trung tu tôn tạo lại đền. Tuy ngôi đền hiện nay là mới xây nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc xưa của triều Nguyễn.
Đền có 3 khu vực chính là: Đền thờ, Lăng mộ và Điện Lưu Quang. Toàn bộ công trình được xây dựng kiên cố, đi theo đúng lối kiến trúc cổ xưa. Nổi bật nhất là cầu thang hơn 100 bậc đá có khắc 4 chữ: Vạn, Thế, Sư, Biểu.
- Tham quan mộ thầy giáo Chu Văn An
Lăng mộ của thầy Chu Văn An nằm trên mỏm núi Phượng Hoàng, nằm giữa rừng thông bát ngát. Nơi đây được xem là khu vực đẹp nhất của đền thờ. Lăng mộ xây liền khối theo chũ nhật, nằm về hướng Đông Nam. Điểm nhấn là những nét trang trí xung quanh lăng mộ bằng các cuốn sách và bút nhọn khắc từ đá. Đây đều là những biểu tượng thể hiện cho đức nghiệp thanh cao, trong sáng và suốt đời vì sự nghiệp giáo dục của thầy.
- Rửa mặt tại giếng ngọc đền Chu Văn An
Cách lăng mộ khoảng 50m về phía Tây là Giếng Ngọc. Giếng này do các học sinh đào khi thầy Chu Văn An qua đời. Giếng này lúc nào cũng đầy nước và khi rửa mặt thì rất mát, sảng khoái, thanh tỉnh cả người. Người dân lưu truyền rằng, rửa mặt bằng nước giếng này thì sẽ học rất giỏi nên các sĩ tử tới đây không thể bỏ qua khu vực này. Thành giếng được ốp đá, cao hơn 1m, xung quanh được chạm trổ hình “lưỡng long chầu nguyệt”.
- Tham quan Điện Lưu Quang
Điện Lưu Quang là nơi mà thầy Chu Văn An khi xưa ngồi dạy học. Điện nằm ở bên phải ngôi đền về phía Tây của núi Phượng Hoàng. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tái hiện lại phòng dạy học theo phong cách cổ xưa.
- Thiên đường tham quan và nghỉ dưỡng
Đền Chu Văn An nằm trên mảnh đất hồn thiêng sông núi, nơi có thiên nhiên thơ mộng và khí thiêng luôn tuôn chảy. Cảnh sắc nơi này đã được đưa vào thơ ca, nhạc, họa từ bao đời nay. Đền thờ cũng là nơi trút bỏ nỗi lòng khi ai đó buồn bã hoặc có lo âu. Đền Chu Văn An cũng là nơi mà chúng ta hay được nghe những câu ai oán thế thái nhân tình…
Với khung cảnh hữu tình, núi non xanh biếc, bạn có thể trút bỏ gánh nặng cuộc sống mà đắm mình trong sắc biếc của rừng thông mã vĩ, hay dành thời gian lặng im để nghe tiếng suối chảy róc rách. Chắc chắn rằng, mọi phiền lo, mệt mỏi sẽ theo dòng suối mà chảy đi, bạn sẽ lại nhìn thấy được những điều kỳ diệu trước mắt.
- Nơi thành tâm cầu xin khấn vái
Bất kể thời điểm nào trong năm, đền Chu Văn An cũng được bao bọc bởi hương khói nghi ngút. Đơn giản là ngôi đền được truyền tụng là nơi khấn vái cực kỳ tâm linh. Ai có bệnh tới xin hết bệnh, ai muốn lộc tới xin lộc, ai cầu tài tới xin tài, ai cầu duyên tới xin duyên… Nhờ vậy, du khách thập phương cũng kép tới đây ngày một đông khiến cho cảnh khói hương luôn nghi ngút không thôi.
Nếu bạn là một sĩ tử, hãy tham khảo Bài văn khấn cầu thi cử đền Chu Văn An dưới đây nhé:
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Kính nguyện Phật Thánh chứng tâm thiện thần bảo hộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là ….
Hữu duyên hữu ngộ Thánh độ chỉ đường, mà hôm nay nhằm ngày…. tháng ……..năm …., đệ tử được đem thân về hầu đê đầu bái yết cửa …….. linh từ. Con xin kêu thay cho… ( kêu thay cho ai thì nêu đầy đủ họ tên, phòng thi, số báo danh) được đỗ đạt trong kỳ thi sắp tới.
Con nguyện noi gương sáng đức Thánh để tỏ rạng trí tâm chuyên cần sự học. Hữu sự con nguyện ngài khuông phù gia hộ – bật độ phù trì để con thi cử đổ đạt qua kỳ thi là:
Kỳ thi… (kỳ thi gì thì khấn lên),
Nguyện xin ngài bồi hơi tiếp sức, gia lực hộ trì cho con Long Vân đạt hội, thẳng lối đường mây, công danh thỏa nguyện. Con chẳng dám quên công ân trời bể nhà ngài.
Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi xin gia tiên nội ngoài và bà cô ông mãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở lối cho con đi. Độ cho con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu, kỳ thi đỗ đạt như ý muốn.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
4. Những món ngon nên ăn khi tới đền Chu Văn An
Nếu đã tới tham quan đền Chu Văn An, chắc hẳn bạn sẽ muốn thưởng thức những món ăn đặc trưng quanh đây hoặc mua về làm quà cho người thân. Vậy hãy tham khảo một vài món ngon đặc trưng của Bắc Giang dưới đây nhé.
Bún cá rô đồng: 20.000đ – 50.000đ/bát
Bún cá rô đồng là món ăn đặc trưng khi đi du lịch Hải Dương. Món ăn này vừa thơm, vừa đậm đà hương vị rất hấp dẫn. Bún cá rô đồng được chế biến từ nước dùng đặc biệt, thịt cá thơm ngon.
Cá rô sẽ được làm sạch vẩy, bỏ vào nồi nước, cho một chút gia vị và luộc sôi. Sau đó gỡ thịt cá và để nguội. Xương cá được giã nhừ, lọc kỹ rồi cho vào nước dùng để đun. Bún cá sẽ ăn với rau cải cúc, cải xanh hoặc rau cần tươi là không còn gì bằng.
Rươi Tứ Kỳ – Hải Dương
Là một món ăn đặc sắc và rất nổi tiếng của Hải Dương. Món ăn này hầu như du khách nào cũng phải thử một lần trong đời. Chả rươi Tứ Kỳ làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Vị rươi thơm ngậy, ngọt đậm vị thịt trộn cùng trứng gà. Mùi tươi nấu lên rất thơm, thanh thanh mùi vỏ quýt và húng thơm.
Bánh gai Ninh Giang
Tuy món bánh này không xuất thân từ Hải Dương nhưng lại được bày bán nhiều nhất tại khu vực này. Bánh gai mang hương vị hấp dẫn, ngọt bùi khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng. Vỏ bánh làm từ bột nếp hòa với lá gai sau khi giã nhuyễn. Mùi thơm của nhân bánh đặc trưng từ đậu xanh bỏ vỏ, xốp xốp, mịn mịn.
Khu di tích danh thắng đền Chu Văn An không những là nơi giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà còn trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn du khách cả nước. Chắc hẳn thời còn đi học bạn đã cùng nhà trường đến ngôi đền này rồi. Còn nếu ai chưa đi thì hãy sắp xếp thời gian tới thăm đền Chu Văn An một lần nhé!