Tin tức du lịch

Homestay “ảo” tại Đà Lạt: Lừa đảo bây giờ cũng “có tâm” lắm nhé!

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Mùa du lịch đã đến, chắc hẳn các bạn đều đã tìm được cho mình một điểm đến để xả hơi sau một năm vất vả. Trong đó, Đà Lạt vẫn luôn “hot” với thời tiết dễ chịu và cảnh sắc nên thơ. “Mốt” du lịch  khi ghé Đà Lạt của giới trẻ hiện nay là thuê một căn homestay sát bên núi rừng, tự nấu ăn và “chill” bên bạn bè. Lợi dụng điều đó, hiện tượng lừa đảo tiền thuê homestay tại thành phố “ngàn hoa” diễn ra tràn lan, không được kiểm soát.

Nữ du khách có tên Trinh Hong Diem Nguyen và chị gái mình đã lên kế hoạch cho chuyến đi 2 ngày 2 đêm tới Đà Lạt. Giữa vô vàn homestay, “xui khiến” thế nào mà sự chú ý chị gái bạn nữ này đã va vào fanpage có tên “Romantic – Đà Lạt Homestay”. Thoạt nhìn, có vẻ đây là địa điểm uy tín với tận 4.2/5 sao đánh giá và hơn 2000 lượt follows.

Homestay nhìn rất "uy tín" và trendy
Homestay nhìn rất “uy tín” và trendy

Homestay này báo giá 600.000 VNĐ/đêm 1 đêm, và yêu cầu cọc trước 50% số tiền phòng. Do tin tưởng và chủ quan, chị Trinh đã chuyển số tiền 1.200.000 VNĐ tiền cọc cho 2 phòng, 2 đêm vào tài khoản có tên Phan Van Hung. Sau khi nhận được tiền cọc, đối tượng lại nhắn tin thông báo kiểm tra nhầm lịch, phòng đã kín và hứa trả lại tiền. Tuy nhiên, sau khi chờ lâu và không nhận được lại tiền, Trinh đã nhắn tin hỏi. Lúc này, đối tượng đã “lật bài ngửa”, tự nhận là kẻ lừa đảo.

Du khách chuyển cho đối tượng số tiền cọc 1.200.000VNĐ
Du khách chuyển cho đối tượng số tiền cọc 1.200.000VNĐ

“Homestay không có thật. Mình sợ bạn hụt hẫng nên mới báo hủy phòng để bạn sắp xếp tìm chỗ mới. Bạn nên cẩn thận sau rút kinh nghiệm tìm hiểu kỹ vào. Mình đang cần chút tiền nên mới làm vậy, nhà bạn giàu mà”, đối tượng thậm chí còn trêu ngươi khách hàng.

Đối tượng còn nhắn tin "trêu ngươi" khách hàng
Đối tượng còn nhắn tin “trêu ngươi” khách hàng

Hiện tại, tài khoản Romantic – Đà Lạt Homestay đã khóa trang. Thực tế, thủ đoạn này từng diễn ra ở Đà Lạt một số lần. Đối tượng lừa đảo sử dụng tài khoản ảo, lấy hình các cơ sở lưu trú đẹp để dụ khách hàng. Sau khi nhận được tiền, đối tượng sẽ khóa tài khoản để tránh bị truy vết. Các du khách cũng ít khi báo cho cơ quan chức năng bởi số tiền bị lừa không quá lớn, họ e ngại việc giải quyết sẽ mất thời gian và làm chuyến du lịch bớt đi sự vui vẻ. Trinh Hong Diem Nguyen cho biết: “Muốn tâm trạng đi chơi vui vẻ nên đến lúc về em mới đăng lên cho mọi người né, không để bị lừa.”

Sau đây là những tips bạn cần biết để tránh bị lừa đảo khi đặt trước phòng:

  1. Khi có nhu cầu đặt phòng khách sạn, villa, homestay…, bạn nên đặt trực tiếp tại cơ sở của nhà cung cấp dịch vụ nếu có thể.
  2. Nếu đặt qua đại lý, nên sử dụng dịch vụ của các đại lý du lịch, các ứng dụng hay tổ chức, cá nhân uy tín, đã được kiểm chứng. Hạn chế liên hệ đặt phòng thông qua các bài đăng trên các hội nhóm liên quan đến du lịch và cho thuê khách sạn, villa, homestay…
  3. Nên so sánh mức giá chung của người bán và cảnh giác, kiểm chứng kỹ khi đại lý, người bán phòng nghỉ hay dịch vụ du lịch đưa ra những mức giá rẻ hơn mặt bằng chung. Đó có thể là bẫy kẻ lừa đảo đưa ra để thu hút sự quan tâm của những người thích đi du lịch giá rẻ.

Bỏ túi ngay các thông tin trên để có một kỳ nghỉ thật trọn vẹn nhé các bạn!

Đánh giá bài viết

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button