Blog

Chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên linh thiêng cho những ai chưa biết

Bài viết luôn được cập nhật, vì vậy hãy nhấn tổ hợp Ctrl + D để bookmark trang này ở trình duyệt của bạn nhé!

Đền Mẫu Hưng Yên chính là một thắng cảnh nằm ở trong quần thể di tích Phố Hiến nức tiếng ở khu vực Bắc Bộ. Từ lâu nay, ngôi đền này luôn được xem là địa chỉ du lịch tâm linh độc đáo đồng thời là chốn ước nguyện linh thiêng. Cùng DulichToday tìm hiểu về ngôi đền độc đáo này nhé!

1. Một vài thông tin về Hưng Yên

Hưng Yên chính là một tỉnh nằm ở Đồng bằng Sông Hồng – là một trọng điểm của nền kinh tế phía Bắc. Thành phố Hưng Yên nằm phía Nam tỉnh Hưng Yên cách Hà Nội hơn 60km về phía Tây Bắc.

Mặc dù không có quá nhiều địa điểm du lịch nổi bật so với các tỉnh lân cận nhưng Hưng Yên vẫn thu hút khách ghé thăm. Ở đây sở hữu những địa danh mang đặc trưng của quê hương, đậm chất văn hóa Việt Nam đã có từ bao đời.

pho hien
Bên ngoài đền Mẫu Hưng Yên

Bạn nên ghé thăm Hưng Yên vào những lúc có lễ hội lớn. Lúc này, không khí nơi đây sẽ trở nên rộn ràng hơn. Mỗi năm, tại Hưng Yên có các lễ hội như đền Phù Ủng, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, lễ hội dân gian Phố Hiến, lễ hội đền Mẫu,…

2. Thông tin đền Mẫu Hưng Yên

  • Địa chỉ: Số 2 Bãi Sậy, Quang Trung, Hưng Yên.
  • Nhận chỉ đường
  • Giờ mở cửa: Mỗi ngày 6:00 – 19:00
  • Giá vé: Miễn phí

Đền Mẫu Hưng Yên còn có tên gọi khác là Hoa Dương Linh Tử. Đền nằm ở phường Quang Trung – TP. Hưng Yên. Cách thủ đô Hà Nội từ 60 – 64km, với khoảng cách này thì du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tham quan đền trong ngày.

Đền Mẫu chính là nơi thờ bà Dương Quý Phi – là vị hoàng hậu cuối cùng của Triều Tống Trung Quốc. Đây được xem là điểm đặc biệt hiếm thấy ở những ngôi đền cổ của người Việt nhằm thể hiện tình cảm đoàn kết của nhân dân hai nước Việt – Trung. Sử sách có ghi lại, Đền Mẫu Hưng Yên được xây dựng vào năm 1278. Lúc đầu đền chỉ là một gian thờ Dương Quý Phi. Đền Mẫu Hưng Yên được xây dựng trên thế ngọa long hòa cùng với hồ bán nguyệt tạo nên thế đứng “Sơn Diễu Thủy” êm ả, hiền hòa.

den mau 1
Tòa tiền tế tại Đền Mẫu Hưng Yên. Nguồn ảnh: Báo Xây dựng

Tương truyền, theo lời kể của Ngọc Phả (vợ vua Tống Đế Bính) vào năm 1279 khi quân Nguyên xâm lược nước Tống, hoàng đế cùng với hoàng thân quốc thích đã xuống thuyền chạy trốn về Phương Nam. Trên đường bỏ chạy họ đã bị Trường Hoằng Phạm – là một vị tướng của nhà Nguyên bắt lại được. Trải qua quá trình tra khảo, vua cùng với các phi tần không khuất phục cho nên tự nhảy xuống biển đến tuẫn tiết. Sau đó thì xác của Dương Quý Phi đã dạt vào bãi cát được nhân dân chôn cất, lập đền thờ.

Đền Mẫu Hưng Yên tọa lạc trên một vùng đất rộng khoảng 3000m2. Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ tu sửa những đến với ngôi đền này du khách vẫn cảm nhận được sự cổ kính lâu đời vẫn còn vương lại trên từng mái ngói, bức tường, những pho tượng. Hiện nay, trong đền Mẫu vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật văn hóa có giá trị cao như phụng kiều, long kiều, 2 kiệu long đình, 2 bộ bát bửu, hoành phi, câu đối, đại tự,…

3. Di chuyển đến Đền Mẫu Hưng Yên như thế nào?

Có nhiều cách để di chuyển đến Hưng Yên. Bạn có thể dựa theo khoảng cách di chuyển và số người tham gia chuyến đi để lựa chọn cho mình một phương tiện phù hợp nhất.

Di chuyển bằng xe máy: Khởi hành từ Hà Nội bạn đi theo hướng Cầu Long Biên hoặc Vĩnh Tuy đi đến quốc lộ 5. Sau đó đi thẳng tiếp 40km sẽ có ngã 3 chỉ dẫn rẽ trái hướng đi Hưng Yên.

Bạn tiếp tục đi thẳng đến Phố Nối, đến điểm giao với quốc lộ 39 thì rẽ trái đi hướng quốc lộ 39A. Cuối cùng là bạn đi thẳng đến thành phố Hưng Yên. Đối với hành trình trên thì bạn có thể sẽ mất khoảng 2 tiếng để đến nơi.

den mau 2
Nghi môn Đền Mẫu Hưng Yên ở Đền Mẫu Hưng Yên. Nguồn ảnh: Báo Xây dựng

Di chuyển bằng Ô tô riêng

Theo hướng đường Giải Phóng, bạn rẽ vào đoạn Pháp Vân rồi rẽ trái sang Pháp Vân. Sau đó rẽ phải sang cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ hướng công viên Yên Sở. Bạn đi thẳng 40km là đến thị trấn Đồng Văn.

Ở đây, bạn rẽ trái đi hướng quốc lộ 38 qua huyện Duy Tiên, qua cầu Hòa Mạc. Ở trên quốc lộ 38 qua xã Phú Hòa sẽ đi quốc lộ 38B, bạn qua cầu Yên Lệnh theo quốc lộ 38B rẽ vào Phạm Bạch Hổ rồi rẽ vào chùa Chuông – Vũ Trọng Phụng. Nếu như đi theo lộ trình này, đoạn từ Pháp Vân đến Cầu Giẽ chỉ dành cho xe ô tô và xe máy không đi vào được.

Di chuyển bằng xe khách

Nếu như bạn không cảm thấy tự túc bằng xe riêng có chút khó khăn thì gợi ý đi xe khách cũng sẽ giúp cho bạn nhanh hơn, thời gian di chuyển cũng tiết kiệm hơn. Bạn có thể bắt xe khách ở các bến như: Bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát, bến xe Lương Yên.

Thông thường thì các bến xe đều bắt đầu lúc 5 giờ sáng, kết thúc lúc 10 giờ tối. Trung bình cứ 20 – 30 phút là sẽ có một chuyến, giá vé dao động từ 50.000 – 60.000 đồng. Nếu như khởi hành từ các tỉnh phía Nam thì bạn cần sắp xếp săn vé máy bay đi Hà Nội. Sau đó sẽ tiếp tục di chuyển bằng xe khách hoặc phượt bằng xe máy để đến Hưng Yên.

den mau 3
Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ tu sửa nhưng đến với Đền Mẫu Hưng Yên này du khách vẫn cảm nhận được sự cổ kính lâu đời vẫn còn vương lại trên từng mái ngói, bức tường, những pho tượng. Ảnh sưu tầm

4. Kiến trúc Đền Mẫu Hưng Yên

Đền Mẫu Hưng Yên sở hữu kiến trúc gồm nhiều lớp. Phần nghi môn của đền được xây dựng khá đẹp theo lối kiến trúc chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn. Ở trên vòm cuốn có bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam ghi dòng chữ “Dương Thiên Hậu – Tống Triều”.

Khi qua phần sân đền thì bạn sẽ đến được tòa tiền tế 2 gian với kiến trúc 2 tầng 8 mái. Phần mái uốn cong uyển chuyển kiểu rồng chầu, ngói lợp vẩy rồng. Chính điện có đắp lưỡng long chầu nguyệt mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt. Hai bên đại bái chính là cung Quảng Hàn và điện Lưu Ly. Theo như kể lại, trung tâm tiền tế của Đền Mẫu Hưng Yên có bức châm viết bằng chữ vàng của tiến sĩ Chu Mạnh Trinh viết vào năm 1896. Bức châm này ca ngợi cảnh đẹp của đền cùng tấm lòng trinh tiết của thánh mẫu.

den mau 4
Điện Lưu Ly ở Đền Mẫu Hưng Yên. Nguồn ảnh: Sưu tầm

Cũng ở tại gian Tiền Tế được đặt cỗ kiệu bát cống in đậm dấu ấn nét điêu khắc của thời Hậu Lê. Hầu hết các đường nét ở trên kiệu đều được khắc vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ.

Khi đi qua tòa Tiền Tế là bạn sẽ đến khu vực Hậu Cung – nơi đây đặt tượng thờ Dương Quý Phi với nét mặt rất đôn hậu. Bên cạnh đó còn có hai người đó là Liễu Thị và Kim Thị. Tất cả những tượng thờ ở Đền Mẫu Hưng Yên đều được sơn son thếp vàng. Gian thờ dưới ánh sáng mờ ảo của đèn nến, phảng phất một chút khói hương lan tỏa mang đến một không khí tĩnh lặng, linh thiêng cho du khách khi ghé đến.

5. Vẻ đẹp linh thiêng ở Đền Mẫu Hưng Yên

Khi bước qua cánh cổng của Đền Mẫu Hưng Yên, du khách đến tham quan như bước vào không gian của cõi Phật – Thánh, cảnh sắc vô cùng yên bình. Ở phía trước đền có ba thân cây cổ thụ phủ bóng um tùm làm tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch, linh thiêng. Theo tìm hiểu, 3 thân cây đã có cách đây 800 năm được mọc chồng lên nhau. Các nhà khoa học cho hay, cây cổ thụ ở miền Bắc rất nhiều nhưng quý hiếm, độc đáo như ở đây thì chưa nơi nào có. Những rễ cây ở Đền Mẫu Hưng Yên mọc thành thế kiềng 3 chân vững chãi, giống hệt như bàn tay của Mẫu luôn giơ tay ra để ôm các con trở về.

Có nhiều du khách truyền tai nhau rằng, sau khi đến Đền Mẫu Hưng Yên cầu duyên thì được duyên, cầu may mắn thì được may mắn. Khi đến làm lễ ở Đền Mẫu Hưng Yên ai cũng mang theo tâm trong sáng, hướng thiện, không tham – sân – si.

den mau 5
Tại Đền Mẫu Hưng Yên, bạn sẽ bắt gặp những cây cổ thụ có từ lâu đời. Ảnh sưu tầm

6. Lễ hội ở Đền Mẫu Hưng Yên

Hàng năm, lễ hội ở Đền Mẫu Hưng Yên được diễn ra từ ngày 10 cho đến ngày 15/3 âm lịch. Đây chính là lễ hội truyền thống thu hút đông đảo nhân dân địa phương, khách du lịch về tham dự, chiêm bái.

Phần tế của lễ hội Đền Mẫu Hưng Yên diễn ra khá long trọng với phần rước kiệu đi quanh các con đường tại Phố Hiến. Hình ảnh này tạo nên một khí thế lễ hội trang nghiêm, nhộn nhịp. Khi kiệu Mẫu đi đến đâu thì người dân địa phương sẽ lập bàn, đặt hoa quả để nghênh đón Mẫu đi qua.

Còn phần hội được diễn ra vô cùng hấp dẫn với nhiều hoạt động như biểu diễn văn nghệ, thi đối, hát chầu văn,… cùng nhiều trò chơi dân gian được tái hiện như bịt mắt bắt dê, chọi gà,…

Hiện nay, Đền Mẫu Hưng Yên đã trở thành một điểm du lịch tâm linh độc đáo, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, cầu phúc, cầu tài, cầu lộc,… Nếu như có dịp đến Hưng Yên thì hãy ghé đến ngôi đền linh thiêng bậc nhất Phố Hiến này nhé.

den mau 10
Lễ hội của Đền Mẫu Hưng Yên được tổ chức rất lớn, hàng năm đều thu hút rất đông người tham dự. Ảnh sưu tầm

7. Văn Khấn Đền Mẫu Hưng Yên

Dưới đây là bài khấn đi Đền Mẫu Hưng Yên bạn có thể tham khảo:

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con sám hối lạy chín phương trời mười phương chư phật.

Con kính lạy đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Đà, đức Phật Quán Thế Âm

Con sám hối kính lạy đức Ngọc hoàng đại đế cùng nhị vị tinh quân Nam tào Bắc đẩu

Con sám hối kính lạy Tam Toà Thánh Mẫu, tam phủ công đồng tứ phủ vạn linh.

Kính lạy đức đại vương Trần triều hiển thánh tối anh linh cùng hội đồng Trần triều

Kính lạy ngũ vị tôn ông, hội đồng quan lớn, tứ phủ thánh chầu, tứ phủ thánh hoàng, tứ phủ thánh cô, tứ phủ thánh cậu, năm dinh quan lớn mười dinh các quan.

Kính lạy chúa bà sơn trang, bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nàng, hoàng triều hoàng quận.

Sám hối cúi lạy cô bé cậu bé bản đền bản điện, cùng hạ ban ngũ hổ thần tướng, thanh xà bạch xà đại quan.

Hôm nay ngày…tháng…năm, hương tử con tên là …sinh năm….đại diện cho gia đình gồm những ai…. Hiện gia đình chúng con cư ngụ tại địa chỉ số nhà….đường phố….quận huyện ….tỉnh thành…..

Xin nhất tâm mang miệng về tâu mang đầu về lễ tại đền Mẫu Hưng Yên thành kính tiến dâng lên Phật Thánh, vua cha mẫu mẹ (lễ gì thì nêu chẳng hạn: hoa tươi quả mới, sớ điệp kim ngân, trầu cau, trà thuốc…) cùng công đồng tam tứ phủ, tả hữu Trần triều Sơn trang, thượng ban trung ban hạ ban các quan bản đền bản điện chứng minh chứng giám.

Hương tử con tâm trung mộ đạo, một lòng thành kính, nhất tâm cửa Phật thật tâm cửa Thánh, cúi xin chư vị minh xét.

(Ai đã làm lễ tôn nhang hay đã trình đồng mở phủ có thể khấn thêm: đệ tử con căn cao số nặng, nghiệp cả sâu dầy, phúc duyên còn thiếu, người dương thế số hệ đế đình, nhất nguyện cắt tóc làm tôi nối đời làm con cửa Phật cửa Thánh…)

Hương tử con nguyện cầu Phật Thánh khuông phù: quốc thái dân an, đất nước cường thịnh, đạo pháp được trường tồn, chúng nhân được cát khánh.

Con cúi xin Phật Thánh xót thương đến hương tử con cùng đồng gia quyến, âm phù dương trợ cho được bản mệnh bình an, gia trung khang thái, bốn mùa hưng vượng, tám tiết hanh thông, hướng về chính đạo.

Con nguyện cầu Phật Thánh gia hộ độ trì, giáng phúc lưu ân cho công việc được thuận lợi, thương mại hanh thông, học hành được may mắn, công danh được thành đạt…(nếu có mong cầu gì khác thì thành kính khấn thêm: ví dụ thi cử, hôn sự, sinh nở….)

Nay hương tử con lễ bạc lòng thành, thắp nén hương thơm, giãi bầy tâm nguyện trước chư Phật chư Thánh, khẩn cầu chư vị tác đại chứng minh.

Hương tử xin thành tâm bái tạ.

8. Những món ngon bạn có thể thử khi đi chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên

Nếu như bạn là một tín đồ ẩm thực thì không thể nào bỏ qua các món ăn nổi tiếng tại Hưng Yên khi đi tham quan Đền Mẫu Hưng Yên. Dưới đây là 5 món ăn nổi bật mà DulichToday đã tổng hợp bạn có thể tham khảo:

Bún thang lươn

Khi đi Đền Mẫu Hưng Yên, chắc chắn Bún Thang Lươn chính là món ăn không thể nào có thể bỏ lỡ khi đến phố Hiến. Lươn ở đây được nấu là lươn đồng sống ở sình lầy cho nên mình dày, to. Người nấu bún sẽ chế biến món rất kỹ bằng kỹ thuật của mình như là róc thịt, lọc xương, ướp rồi sau đó mang đi chiên giòn với hành phi.

Khi chiên nhưng vẫn giữ được độ mềm và thơm hương ở bên trong. Nước dùng của món ăn chính là thành phần đặc trưng của món này. Một bát bún thang lươn sẽ có bún, giò, lươn, trứng, rau,…

bun thang
Chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên bạn nên thưởng thức món bún thang lươn. Ảnh sưu tầm

Bánh cuốn Phú Thị

Đi Đền Mẫu Hưng Yên thì bạn nhất định phải thưởng thức món bánh cuốn ở vùng đất này. Món bánh cuốn Phú Thị được tráng một lớp mỡ mỏng, bánh dày, màu sắc trắng đục. Đó chính là đặc trưng của món bánh cuốn Hưng Yên. Ở bên trong lớp bánh thì người ta sẽ để một ít thịt lợn nạc xay nhỏ được xào với hành khô. Bạn sẽ thêm một chút nước chấm khiến cho bạn nhớ mãi không thể nào quên được.

Chả gà Tiểu Quan

Có một món ăn thể hiện được nét ẩm thực rất tao nhã của Hưng Yên, khi đến đây bạn nhất định không thể nào bỏ lỡ món chả gà Tiểu Quan. Món ăn xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, xã Phùng Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên. Món chả gà này được ăn vào thời tiết lúc se lạnh, cái nóng ấm từ thức ăn làm xoa dịu đi cái lạnh ở bên ngoài.

Món ăn này được làm rất kỹ tính từ khâu chọn gà, thịt gà được giã bằng tay và thật khéo léo thì thịt mới ngon. Sau khi trộn thịt với lòng đỏ trứng gà, gừng, mỡ lợn cùng các loại gia vị khác, thêm một chút vỏ quýt tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Miếng chả mang hương thơm nức lòng thực khách.

cha ga
Đến Đền Mẫu Hưng Yên nên thưởng thức món bánh gà. Ảnh sưu tầm

Bánh dày làng Gàu

Có một đặc sản nổi tiếng của làng Gàu, xã Cửu Cao. Món bánh này được làm từ gạo nếp của hoa vàng và được ngâm, rửa sạch. Gạo được nấu chín, nhân bánh ở bên trong là đậu xanh vo sạch, tán nhuyễn trộn chút đường. Gạo được giã đều tay sau đó nặn thành những chiếc bánh tròn trịa, trắng tinh. Lúc ăn bạn sẽ cảm thấy được mùi thơm của đỗ, chút dẻo của gạo nếp, đỗ xanh thơm nồng tạo nên mùi vị khó quên.

Ếch om Phượng Tường

Đây là món ăn nổi tiếng và đã có hẳn câu ca dao như “Đi thì nhớ vợ cùng con. Về nhà lại nhớ ếch om Phượng Tường”. Là một món ăn dân dã có một cái tên cực sang trọng, xuất thân từ làng Phượng Tường, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Món ăn này đặc biệt ở khâu chế biến, khi dùng rất nhiều nguyên liệu đặc trưng của vùng quê như là Ếch om Phượng Tường, mẻ, mộc nhĩ, hạt tiêu, nước mỡ, mắm tép.

Bên cạnh đó, những công đoạn chế biến cũng được chuẩn bị chuẩn bị vô cùng kỹ càng đó là ếch làm sạch, trứng gà đánh nhuyễn, nước dùng phải màu vàng sánh đậm.

9. Những lưu ý khi đi Đền Mẫu Hưng Yên bạn nên biết

Để có được chuyến đi tham quan, chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên được trọn vẹn, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn nên ăn mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm, không nên mặc quần áo ngắn, sặc sỡ,…
  • Khi bước vào nhà chính nên bước từ cửa bên, không nên bước vào cửa chính giữa.
  • Không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua.
  • Khi đi lễ bạn nên thắp hương đặt tại đỉnh ở bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong ảnh hưởng đến không khí. Chỉ cắm nén hương và bát hương, nếu như bát hương có hương không cần phải cắm tiếp. Những người đến đền không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, đồ lễ, gốc cây,…
  • Bạn không nên chụp ảnh, quay phim khi chưa có sự đồng ý của ban quản lý.
  • Đứng trước bàn thờ nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng. Nếu như muốn chiêm ngưỡng tượng Phật thì nên đứng từ bên ngoài để quan sát.
  • Không chạy qua chạy lại, nói chuyện hoặc bình phẩm. Không tùy tiện khạc nhổ trong khuôn viên của Đền Mẫu Hưng Yên.
  • Không tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính ở trong đền Đền Mẫu Hưng Yên.
  • Không được có thái độ thiếu kính trọng như dùng tay chỉ trỏ vào các bức tượng, ban thờ ở trong Đền Mẫu Hưng Yên.
  • Khi bước đi không nên đi cắt ngang qua mặt của những người đang quỳ lạy.
  • Nếu như muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
  • Bạn không nên mang theo gậy gộc, dao kéo… vào trong Đền Mẫu Hưng Yên. Không nên để những đồ đạc như khăn áo, mũ nón lên ban thờ – nếu làm thế thì mọi công quả đều tiêu tán.
den mau 7
Chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên bạn nên ăn mặc lịch sự. Ảnh sưu tầm
den mau 6
Chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên bạn nên ăn mặc lịch sự. Ảnh sưu tầm

Trên đây là những thông tin về Đền Mẫu Hưng Yên mà DulichToday đã tổng hợp. Vùng đất này nổi tiếng bởi các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời cùng với phong cảnh nên thơ, yên bình. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cho bạn có được chuyến tham quan, chiêm bái Đền Mẫu Hưng Yên trọn vẹn nhất!

Đánh giá bài viết

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button